Hai bệnh nhân nguy kịch do ong đốt được cứu sống trong 1 ngày tại bệnh viện đa khoa Huyện Mai Sơn

Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn - Sơn La vừa cấp cứu thành công hai ca sốc phản vệ cực nặng hết sức nguy kịch

    Bác sỹ Nguyễn Thanh Hải  - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa Mai Sơn  cho biết: lúc 13h30 ngày 19/10/2017 khoa tiếp nhận bệnh nhân Nùng Thị Quỳnh  (19  tuổi, trú Bản Mai Quỳnh, Mường Bon, Mai Sơn)  vào viện với lý do ngất do bị 2 con ong mật đốt  trong tình trạng nguy kịch với các triệu chứng của như: Bệnh nhân lơ mơ, không tiếp xúc, khó thở, thở rít, mạch quay không bắt được, huyết áp không đo tay được. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ và đã tích cực điều trị theo phác đồ sốc phản vệ.

    Trước tình trạng nguy kịch, các bác sĩ của khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đã tiến hành tiêm bắp liều adrenalin nhưng không đáp ứng. Sau đó, bác sỹ chuyển sang tiêm tĩnh mạch thì sau đó huyết áp ổn trở lại và chuyển qua duy trì liều adrenalin bằng  bơm tiêm điện. Bệnh nhân được cứu thành công, sức khỏe tốt lên dần. Đến 23/10 bệnh nhân khỏi bệnh ra viện.

    Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Cà Văn Tiên ( 46 tuổi  trú tại Bản Hà, Mường Bằng) bị hơn 50 con ong Vò Vẽ đốt khắp người, vào viện 20 giờ ngày 19/10/2017 trong tình trạng, Hôn mê, tím toàn thân, da tái lạnh, mạch quay không bắt được, thở rít. Kíp trực đã khẩn trương điều trị bằng thở oxy, Adrenalin tiêm bắp, lấy đường truyền tĩnh mạch tuy nhiên tình trạng sốc nặng không lấy được mạch ngoại biên. Đã  khẩn trương hội chẩn  BsCKI  Nguyễn Thanh Hải trưởng khoa HSCC đã  khẩn trương đặt Catheter TT dưới đòn P tiêm Adrenalin tĩnh mạch theo phác đồ sau 8mg bệnh nhân có mạch, có huyết áp, sau đó tiếp tục duy trì Adrenalin trong 24 giờ. Bằng các kiến thức đã học tập và cập nhật tại viện Bạch Mai các bác sỹ tích điều trị để phòng tình trạng Shock pha 2 cũng như tình trạng suy thận cấp. Đến 23/10/2017 bệnh nhân đã khỏi bệnh ra viện.

      BsCKI Nguyễn Thanh Hải  -  Trưởng Khoa HSCC Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn cho biết:  “Shock phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí đúng, kịp thời. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện cũng đã cấp cứu thành công nhiều ca shock phản vệ nguyên nhân chủ yếu là do thuốc hoặc thức ăn. Trường hợp phản vệ mức độ nguy kịch do hơn 50 con ong đốt  nêu trên rất hiếm gặp nhưng đã được chẩn đoán đúng, xử trí theo phác đồ bệnh nhân này đã khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng”./.


Dr. Thai Ha