Các chuyên khoa
Tin mới nhất
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước.
17/09/2024 -
Tin bài phòng chống THA, các yếu tố nguy cơ tim mạch (Phân tầng nguy cơ tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp)
13/09/2024 -
NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI NGÀY 17/9/2024 “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự An toàn của Người bệnh”
13/09/2024 -
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN THÁNG 9/2024
30/08/2024 -
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI SỐ HOTLINE CHÍNH THỨC CỦA BỆNH VIỆN VỀ VIỆC KHÁM CHỮA BỆNH, GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC VÀ TƯ VẪN SỨC KHOẺ
27/08/2024
Khoa Hồi sức cấp cứu
QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa hồi sức cấp cứu là khoa lâm sàng điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần phải hỗ trợ.
2. Giám đốc bệnh viện ưu tiên bố trí nhân lực, đào tạo chuyên khoa, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện làm việc để đáp ứng công tác hồi sức cấp cứu.
3. Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
4. Các khoa trong bệnh viện phải sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đã ổn định do khoa hồi sức cấp cứu chuyển đến.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Các thành viên của khoa hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
a. Đặc biệt chú ý thực hiện quy chế cấp cứu, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, quy định về y đức, quy chế công tác khoa khám bệnh và các quy định khác của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế.
b. Điều trị theo bệnh lý, phục vụ người bệnh tại giường với tinh thần trách nhiệm cao. Trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ tử vong phải tích cực cứu chữa, chăm sóc và thông cảm chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình người bệnh.
2. Một số công tác đặc thù của khoa hồi sức cấp cứu:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Tổ chức khoa hồi sức cấp cứu làm việc theo ca hoặc kíp thường trực liên tục 24 giờ đối với bệnh viện hạng I và hạng II: làm việc bình thường và thường trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III.
- Duyệt kế hoạch giường bệnh của khoa hồi sức cấp cứu từ 3% đến 4% trên tổng số giường bệnh của bệnh viện. Trong đó có giường cấp cứu và giường chăm sóc sau cấp cứu cho người bệnh đã qua cơn nguy kịch, chuẩn bị chuyển về các khoa thích hợp.
- Phân công bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phục vụ tại khoa được đào tạo kỹ thuật chuyên khoa, sử dụng thành thạo các dụng cụ, phương tiện hồi sức cấp cứu.
- Bố trí nơi làm việc liên hoàn, hợp lý bảo đảm công tác chuyên môn:
+ Buồng cấp cứu, buồng bệnh vô khuẩn, buồng bệnh cách li.
+ Buồng để phương tiện phục vụ.
+ Nơi chuẩn bị thức ăn, uống.
+ Nơi cọ rửa dụng cụ.
- Trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ bao gồm:
+ Hệ thống cung cấp oxy.
+ Điện ưu tiên, ổn định, an toàn.
+ Đủ nước sạch, nước nóng.
+ Giường bệnh nhiều tư thế.
+ Các máy hô hấp nhân tạo, bóng thở, điện tim, hút đờm dãi, sốc điện.
+ X-quang di động.
+ Dụng cụ hồi sức cấp cứu tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu.
+ Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục.
+ Dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh toàn diện.
b. Trưởng khoa hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
- Bố trí giường bệnh trong các buồng khép kín, thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc người bệnh. Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ, tính chất bệnh, tổ chức dây chuyền hồi sức cấp cứu có hiệu quả trong khoa.
- Tổ chức kiểm tra công tác cấp cứu, điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Nắm chắc tình hình người bệnh trong khoa: Số lượng, diễn biến bệnh lý, tỉ lệ tử vong từng loại bệnh.
c. Bác sĩ điều trị hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
- Khẩn trương thăm khám người bệnh, thận trọng, chính xác và ghi đầy đủ các diễn biến của bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện khi tiến hành các thủ thuật. Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kỹ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
- Bàn giao người bệnh, y lệnh còn lại cho ca hoặc kíp làm việc sau. Việc bàn giao phải ghi đầy đủ vào sổ bàn giao và ký nhận.
d. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện, thuốc theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh.
- Thực hiện khẩn trương y lệnh, theo dõi, chăm sóc người bệnh toàn diện, bảo đảm làm việc theo ca, kíp, liên tục có mặt bên giường bệnh. Phát hiện những diễn biến bệnh lý bất thường của người bệnh, báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp thực hiện kỹ thuật khó, y lệnh chưa rõ phải thận trọng hỏi lại bác sĩ điều trị.
- Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca hoặc kíp làm việc sau.
III. Tổ chức khoa
1. Trưởng khoa HSCC: BsCKI. Nguyễn Thanh Hải
2. Điều dưỡng trưởng khoa HSCC: CNĐD. Tạ Thị Diễm Hà