Các chuyên khoa
Tin mới nhất
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước.
17/09/2024 -
Tin bài phòng chống THA, các yếu tố nguy cơ tim mạch (Phân tầng nguy cơ tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp)
13/09/2024 -
NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI NGÀY 17/9/2024 “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự An toàn của Người bệnh”
13/09/2024 -
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN THÁNG 9/2024
30/08/2024 -
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI SỐ HOTLINE CHÍNH THỨC CỦA BỆNH VIỆN VỀ VIỆC KHÁM CHỮA BỆNH, GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC VÀ TƯ VẪN SỨC KHOẺ
27/08/2024
Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN - PHCN
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Khoa y học cổ truyền - PHCN thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược.
2. Khoa y học cổ truyền - PHCN phối hợp với các khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về y học cổ truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.
3. Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền phải biết sử dụng các kết quả cận lâm sàng của y học hiện đại để chẩn đoán và theo dõi điều trị.
4. Khoa y học cổ truyền hướng về cộng đồng chỉ đạo sử dụng những kiến thức thông thường về xoa bóp day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh: bác sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm.
a. Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kỹ thuật của y học hiện đại kết hợp với tứ chẩn, bát cương của y học cổ truyền; đề ra phương pháp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp…
b. Khám bệnh toàn diện để chẩn đoán và chỉ định điều trị, ghi đơn thuốc, công thức huyệt châm cứu thích hợp.
c. Loại trừ được các bệnh cấp cứu cần can thiệp bằng y học hiện đại như: cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu sản khoa, cấp cứu nội khoa, cấp cứu nhi khoa…
2. Làm hồ sơ bệnh án: bác sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm.
a. Thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, phải có đủ hai phần: y học hiện đại và y học cổ truyền.
b. Theo dõi hàng ngày, ghi diễn biến bệnh lý đầy đủ vào hồ sơ bệnh án.
c. Lưu trữ hồ sơ bệnh án y học cổ truyền theo đúng quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.
3. Kê đơn thuốc: Bác sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm.
a. Ghi đơn thuốc y học cổ truyền phải rõ ràng bằng tiếng Việt, đơn vị tính bằng gam, mililit, viên hoàn.
b. Kê đơn thuốc độc, giảm độc theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
c. Kê đơn có các vị thuốc cần sử dụng dạng đặc biệt phải ghi rõ và hướng dẫn người sắc thuốc thực hiện đúng quy định sắc thuốc, cách sử dụng thuốc.
Không được ghi trong một đơn có cả thuốc thang, thuốc nước, thuốc hoàn để dùng trong một ngày.
4. Châm cứu: Bác sĩ, y sĩ, và kỹ thuật viên châm cứu có trách nhiệm.
a. Thực hiện các kỹ thuật: Thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, laser châm, chôn chỉ vào huyệt và cứu… theo chỉ định đã lựa chọn, ghi trong hồ sơ bệnh án.
b. Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Kim châm, kim tiêm, dụng cụ bông băng, gạc phải được hấp sấy tiệt khuẩn.
- Mỗi người bệnh có một cơ số kim châm riêng đựng trong hộp, ghi rõ họ tên và số giường; không được dùng lại kim cho người bệnh khác.
- Sát khuẩn da vùng châm bằng cồn 70oC trước và sau khi châm hoặc thủy châm.
- Trước khi châm phải rửa tay, sát khuẩn, thực hiện quy chế trang phục y tế.
- Buồng châm phải sạch, thoáng, kín; có buồng nam, nữ riêng.
c. Bảo đảm an toàn khi châm cứu:
- Phải kiểm tra điện áp, tần số, cường độ tiếp xúc của máy điện châm, trước khi châm.
- Phải giải thích mục đích, cách tiến hành châm cứu cho người bệnh.
- Châm ít kim cho người bệnh châm lần đầu, tránh cho người bệnh lo sợ gây vựng châm.
- Người bệnh phải được nghỉ 15 phút trước khi châm cứu.
- Không châm cứu khi người bệnh đói, cẩn thận trong khi châm cứu người bệnh mắc bệnh tim mạch.
- Có đầy đủ phương tiện chống choáng (vựng châm), nếu làm thủ thuật phải sẵn sàng xử lý các tai biến do kim cong, kim gãy, châm kim vào nội tạng, vựng châm.
- Phải theo dõi người bệnh trong suốt quá trình lưu châm, khi rút kim phải kiểm tra bảo đảm không sót kim, không chảy máu, nếu có phải xử lý kịp thời.
- Sau khi châm để người bệnh nghỉ 15 phút mới được ra khỏi buồng châm.
5. Thuốc y học cổ truyền: Lương y, bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm:
a. Sử dụng các loại thuốc phiến, cao đơn hoàn tán của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.
b. Thực hiện việc bào chế, bảo quản, sử dụng theo đúng quy định.
c. Bảo đảm việc sắc thuốc cho người bệnh nội trú theo đúng quy định sắc thuốc.
d. Nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc mới, bài thuốc gia truyền phải theo đúng quy định đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền.
e. Không được sử dụng thuốc kém chất lượng, thuốc mốc, thuốc mọt.
g. Không được lạm dụng tân dược trong điều trị, tỉ lệ thuốc tân dược sử dụng không được quá 30% tổng số kinh phí chi cho điều trị của khoa.
h. Không được lợi dụng nghề nghiệp, tự ý trộn tân dược vào thuốc y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.
III. Tổ chức
1. Trưởng khoa: Bs. Đậu Thuỳ Dương
2. Điều dưỡng trưởng: KTV Vũ Thị Lưu